Hệ sinh thái là gì? Vai trò của hệ sinh thái
Hệ sinh thái là gì? Cấu trúc hệ sinh thái đang biến đổi ra sao?
Môi trường sống chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự đa dạng của hệ sinh thái. Bạn đã hiểu hệ sinh thái là gì, cấu trúc và thành phần của hệ sinh thái gồm những gì và chức năng của hệ sinh thái đối với cuộc sống của con người ra sao hay chưa. Cùng chúng tôi khám phá kiến thức khoa học thú vị này trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Hệ sinh thái là gì?
Hệ sinh thái là gì?
Hệ sinh thái là tất cả các quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn có những tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Ví dụ về hệ sinh thái: Trong một khu rừng có nhiều loài cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn giữ vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật trong rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng sống phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo nên một hệ sinh thái.
Chức năng của hệ sinh thái là gì?
Chức năng hay vai trò của hệ sinh thái chính là duy trì môi trường sống cho mọi sinh vật, đây là chức năng rất quan trọng trong sinh học và kể cả đối với nền kinh tế.
Sơ đồ của hệ sinh thái
Sơ đồ của hệ sinh thái là một vòng tròn khép kín, không có điểm bắt đầu và không có điểm kết thúc. Hay nói cách khác, mọi sinh vật trong vòng tròn khép kín đó sẽ không mất đi mà di chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Phân loại hệ sinh thái
Hệ sinh thái vốn là những điều thuộc về tự nhiên. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã dần hình thành các hệ sinh thái nhân tạo. Vì thế, ngày nay, hệ sinh thái được phân thành 2 loại là Hệ sinh thái tự nhiên và Hệ sinh thái nhân tạo.
Hệ sinh thái tự nhiên
Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành và phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được những nét hoang sơ.
Hệ sinh thái nhân tạo
Hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái do con người tạo ra, các hệ sinh thái nhân tạo điển hình như thành phố, đồng ruộng, biển nhân tạo, bể bơi, hồ nước nhân tạo,…Hệ sinh thái nhân tạo đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người.
Hệ sinh thái và các khái niệm liên quan
Sinh thái là gì?
Sinh thái là mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống
Rừng là gì?
Khái niệm rừng là một hệ sinh thái bao gồm các quần thể động vật, thực vật rừng, vi sinh vật rừng,…và những yếu tố môi trường khác trong đó các loại cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật là thành phần chính có mức độ che phủ của tán rừng từ 0.1ha trở lên. Rừng gồm có rừng tự nhiên trên đất sản xuất, rừng phòng hộ trên đất phòng hộ, đất rừng đặc dụng và rừng trồng.
Hệ sinh thái rừng
Trong tự nhiên hệ sinh thái rừng là thể hiện rõ nhất cho các điều liên quan đến hệ sinh thái. Hệ sinh thái rừng bao gồm sinh vật rừng và môi trường vật lý xung quanh. Các nhân tố như nước, đất, không khí, cây, động vật, côn trùng,… đều là nhân tố quan trọng và cấu thành nên hệ sinh thái rừng.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hệ sinh thái rừng có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng sinh thái. Với lượng cây xanh lớn nên có thể giúp giảm thiểu khí thải nhà kính, giữ môi trường trên Trái Đất được trong lành.
Quần thể sinh vật là gì?
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một không gian, thời điểm nhất định, có lịch sử phát triển chung và cách ly với những quần thể cùng loài khác
Gồm các cá thể cùng loài, có chung một vốn gen, giữa chúng thường có quan hệ sinh sản.
Thường phân bố trong cùng một không gian gọi là sinh cảnh trong hệ sinh thái.
Cùng có lịch sử phát triển chung, đã trải qua nhiều thế hệ chung sống.
Cùng tồn tại vào thời điểm đang xét đến.
Quần thể sinh vật chim cánh cụt
Nhân tố sinh thái là gì?
Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 loại: nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. Nhân tố vô sinh là những vật không sống như đất, nước, không khí,… còn nhân tố hữu sinh là những sinh vật sống như con người và các sinh vật khác.
Con người là một loài thông minh nên được phân tách thành nhân tố riêng biệt trong nhân tố hữu sinh.
Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật là điều tất yếu
Cấu trúc hệ sinh thái có sự liên quan chặt chẽ với hai yếu tố vô sinh và hữu sinh. Nhân tố vô sinh thường là môi trường sống cũng chính là nguồn duy trì sự sống cho các nhân tố hữu sinh.
Ví dụ con người là nhân tố hữu sinh cần có không khí để hít thở và nước để tồn tại. Bởi vậy nếu thiếu một trong hai nhân tố đó thì chắc chắn hệ sinh thái không thể tồn tại. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái là điều quan trọng nhất của hệ sinh thái.
Giới hạn sinh thái là gì?
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của bất kỳ một nhân tố sinh thái nào đó, nói dễ hiểu thì đây là khả năng sống sót, chịu đựng của sinh vật.
Ví dụ như cá rô phi có giới hạn sinh thái là 5.6-42 độ C. Nếu vượt quá giới hạn sinh thái này thì cá sẽ chết.
Giới hạn sinh thái của cá rô phi ở Việt Nam
Thành phần, cấu trúc hệ sinh thái
Thành phần hệ sinh thái
Hệ sinh thái gồm 3 thành phần chính: Yếu tố vật lý, yếu tố vô cơ và yếu tố hữu cơ, trong đó
Yếu tố vật lý: là những yếu tố để tạo nguồn năng lượng như ánh sáng, độ ẩm, dòng chảy, áp suất, nhiệt độ,…
Yếu tố vô cơ: gồm các nguyên tố và hợp chất hóa học có tác dụng tổng hợp chất sống. Yếu tố vô cơ này có thể tồn tại ở dạng khí, lỏng hay chất khoáng, chúng tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất.
Yếu tố hữu cơ: là những chất có vai trò kết nối giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh. Những chất đó có thể là các protein, chất mùn, acid amin, glucid,…
Cấu trúc hệ sinh thái
Xét về mặt chức năng thì hệ sinh thái gồm 3 nhóm chính: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy. Cụ thể như sau:
Sinh vật sản xuất: Hay còn gọi là sinh vật tự dưỡng, chúng chủ yếu là những thực vật màu xanh có khả năng quang hợp. Các năng lượng từ nhóm sinh vật này là các hợp chất hữu cơ protein, glucid, lipid…được tổng hợp từ các chất vô cơ trong môi trường.
Sinh vật tiêu thụ: Gồm 3 bậc 1, 2, 3, chủ yếu là động vật, trong đó: Sinh vật tiêu thụ bậc 1 tiêu thụ trực tiếp các sinh vật sản xuất (như động vật, thực vật ký sinh); Sinh vật tiêu thụ bậc 2 ăn các sinh vật tiêu thụ bậc 1 (như động vật ăn thịt, động vật ăn các động vật ăn thực vật); Sinh vật tiêu thụ bậc 3 ăn các sinh vật bậc 2 (như động vật ăn thịt, động vật ăn các động vật ăn thịt khác).
Sinh vật phân hủy: Là những sinh vật, động vật nhỏ hoặc các sinh vật hoại sinh,…chúng có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Trong nhóm này còn bao gồm các nhóm sinh vật chuyển hóa chất vô cơ từ dạng này thành dạng khác.
Những quá trình trong hệ sinh thái
Trong hệ sinh thái luôn luôn xảy ra các quá trình trao đổi năng lượng, quá trình tuần hoàn, sự tương tác giữa các loài. Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái sản sinh từ ánh sáng mặt trời và năng lượng hóa học – quang hợp và chuỗi thức ăn. Mọi sinh vật trong hệ sinh thái đều là nguồn thực phẩm rất quan trọng cho các loài sinh vật khác. Chính điều này tạo lên sự sống tồn tại trong quần thể sinh vật.
Một số câu hỏi liên quan đến hệ sinh thái
Hệ sinh thái rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?
Rừng là một hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên hệ sinh thái. Rừng còn là môi trường sống chung muôn loài. Khoảng 80% sinh vật trên Trái đất thuộc về hệ sinh thái rừng. Sự đa dạng sinh học của rừng chính vì vậy còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội
Hệ sinh thái rừng cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như sinh hoạt hằng ngày như gỗ đóng tàu thuyền, để đốt, làm trụ mỏ, sản xuất giấy, vải, đóng đồ dùng, các sản phẩm hóa học, dược liệu làm thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, phương thuốc chữa bệnh nan y.
Hệ sinh thái rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, có tác dụng mạnh mẽ trong làm sạch không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến vòng tuần hoàn cacbon trong tự nhiên.
Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi và thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, bảo vệ nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.
Phòng hộ ven biển, chắn sóng, gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển
Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất, giữ nước, cố định phù sa,...
Vì vậy, rừng vừa có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vừa có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường sống và đảm bảo an ninh môi trường quốc gia.
Những nguyên nhân của sự phá vỡ cân bằng hệ sinh thái
Hệ sinh thái sẽ bị mất cân bằng bởi tác động của con người
Rác thải biển đang trở thành mối nguy hại lớn đối với các động vật biển
Do các quá trình tự nhiên và nhân tạo, sự cân bằng của hệ sinh thái có thể bị phá vỡ. Mỗi sự tác động đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự ổn định của hệ sinh thái. Cụ thể:
Quá trình tự nhiên: bão, động đất, núi lửa,…
Quá trình nhân tạo: các hoạt động khai thác của con người như hủy hoại động vật hay thực phẩm, phá vỡ nơi cư trú ổn định của giống loài, quá trình gây ô nhiễm,…Và chính quá trình này hiện nay đang trở thành vấn đề nhức nhối toàn cầu khi phá vỡ độ cân bằng quá nhiều.
Sự mất cân bằng hệ sinh thái sẽ gây ra những sự ảnh hưởng tiêu cực đến quần xã, ảnh hưởng trực tiếp đến các quần thể và từ đó cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề kinh tế xã hội.
Hy vọng thông qua những thông tin chứng tôi vừa cung cấp, các bạn đã hiểu được Hệ sinh thái là gì. Hiện nay, khi mà hệ sinh thái đang dần bị phá vỡ, vì tương lai của chính bạn và mọi người, hãy cùng nhau chung tay có những biện pháp để bảo môi trường, hệ sinh thái mà chúng ta đang sống nhé!
Nguồn: https://ruaxetudong.org
0コメント